Logo
Banner

CEO Lee & Man Việt Nam: 'Một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài, nhất định phải đầu tư vào con người'

Ông Chung Wai Fu – Tổng giám đốc Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam chia sẻ rằng con người Việt Nam chính là nhân tố quan trọng giúp công ty vươn lên dẫn đầu ngành công nghiệp sản xuất giấy chỉ sau 4 năm hoạt động. 

Hậu Giang - tâm điểm thu hút nhà đầu tư

Nằm trên tuyến lưu thông của tiểu vùng Tây sông Hậu, có vị trí địa lý tiềm năng, sở hữu nhiều thế mạnh về logistic, thuận lợi để giao thương với các tỉnh, thành phố lân cận, tỉnh Hậu Giang ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư Hậu Giang, tính đến cuối năm 2020, Hậu Giang có 355 dự án với tổng mức đầu tư hơn 127,6 nghìn tỉ đồng. Trong đó, có 30 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 553 triệu USD. Trong giai đoạn 2015-2020, Hậu Giang có thêm 3.000 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký gần 15 nghìn tỉ đồng, tăng 91% số vốn đăng ký so với nhiệm kỳ trước, bình quân quy mô một doanh nghiệp đạt 5 tỉ đồng. Tính đến nay, Hậu Giang đã cấp giấy phép kinh doanh gần 4.650 doanh nghiệp với tổng vốn hơn 48,3 nghìn tỉ đồng.

Là chủ doanh nghiệp FDI hoạt động tại Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, ông Chung Wai Fu, Tổng giám đốc Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam nói: “Khi vừa đặt chân đến Hậu Giang, tôi nhận thấy vùng đất này sở hữu thuận lợi lớn để xây dựng và phát triển nhà máy. Không chỉ vậy, người dân nơi đây còn có tinh thần học hỏi cao, luôn khao khát được phát triển và cống hiến hết mình. Chính vì lý do này, tôi đã ngay lập tức thuyết phục công ty mẹ tiến hành đầu tư vào Hậu Giang càng sớm càng tốt. Và đó chính là sự khởi đầu của nhà máy Giấy Lee & Man Việt Nam ngày hôm nay”.

"Tôi thuyết phục tập đoàn mẹ đặt nhà máy sau lần đầu tiên đến Việt Nam" - Ông Chung Wai Fu, Tổng giám đốc Lee & Man Việt Nam nói

Chiến lược gắn bó tại thị trường Việt

Là một doanh nghiệp FDI hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất giấy tại Việt Nam, Lee & Man Việt Nam tuân theo định hướng phát triển bền vững, với công nghệ sản xuất từ nguyên liệu đầu vào là giấy tái chế, công suất 420 nghìn tấn/năm, giải quyết việc làm cho hơn 1.100 lao động ở địa phương.

Khi được hỏi về chính sách phát triển của doanh nghiệp, ông Chung Wai Fu cho biết: “Ngay từ khi lên kế hoạch đầu tư vào thị trường Việt Nam, chúng tôi đã đặt ra cho mình một tiêu chuẩn riêng về chất lượng sản phẩm. Đối mặt với cạnh tranh ngày càng gia tăng, chúng tôi không so sánh mình với ai khác. Chiến lược của chúng tôi là tập trung vào chất lượng sản phẩm và đưa ra tiêu chuẩn để thị trường theo chân. Chưa kể nếu cứ chạy theo giá thành và giảm chất lượng sản phẩm, dần dần những nhân sự trong công ty sẽ đánh mất niềm tin, kinh doanh của công ty sẽ không thể duy trì lâu dài. Đó cũng chính là triết lý của Lee & Man về việc “phát triển bền vững”.

Quy trình sản xuất khép kín theo mô hình kinh tế bền vững bên tại Nhà máy Giấy Lee & Man Việt Nam

Ông Chung cũng chia sẻ thêm, bên cạnh chất lượng sản phẩm, yếu tố quan trọng giúp DN có thể vươn lên dẫn đầu ngành sản xuất giấy tại Việt Nam chỉ sau 4 năm hoạt động chính là nhờ một phần không nhỏ đóng góp của người lao động địa phương.

Ngay từ khi lên kế hoạch xây dựng nhà máy, Lee & Man Việt Nam đã áp dụng chính sách “bản địa hóa” nhân sự với tỷ lệ lao động địa phương ban đầu đạt 50-60%. Nói về quyết định này của công ty, bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Nghiệp vụ tại Lee & Man VN xác nhận:“Khi quyết định đầu tư vào thị trường Việt Nam, để có thể hoạt động tại đây trong thời gian dài, một trong những yếu tố quan trọng nhất là phát triển đội ngũ nhân lực bản địa. Song song với đó, khác với nhân sự nước ngoài, lao động người Việt, nhất là tại địa phương, thường rất mong muốn có công ăn việc làm ổn định, an cư lạc nghiệp, gắn bó lâu dài với công ty. Do đó, để thành công trong hoạt động kinh doanh sản xuất tại một vùng đất mới, các doanh nghiệp FDI cần ưu tiên chú trọng việc đầu tư phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực địa phương và giúp họ nắm giữ các vị trí quan trọng, chủ chốt trong công ty”.

Nhân viên người Việt tại Lee & Man chiếm tỷ lệ cao trong đội ngũ nhân sự của công ty

Trên tinh thần đó, trong suốt quá trình hoạt động tại Việt Nam, Lee & Man đã có nhiều hoạt động đào tạo nội bộ giúp đội ngũ cán bộ, nhân viên nâng cao trình độ tay nghề, giúp cải thiện hiệu quả công việc. Chẳng hạn chương trình đào tạo ngành sản xuất giấy và kỹ thuật điện cho cán bộ nhân viên phối hợp giữa công ty và các trường đại học, cao đẳng phía nam, hay chương trình tuyển dụng lao động địa phương do công ty liên kết với các trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, Đại học Cần Thơ, Sở LĐ-TB-XH Hậu Giang và TP.Cần Thơ tổ chức... Nhờ đó, chỉ sau 2 năm, Lee & Man đã xây dựng thành công một đội ngũ nhân viên có trình độ cao, đảm bảo quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, công ty đã có hơn 95% nhân viên là lao động địa phương, trong đó 50% nhân sự điều hành C-Level là người Việt.

Theo: Q.C - baomoi.com

Sự kiện - Giới thiệu Doanh nghiệp