Logo
Banner

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp

(Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 3/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

 

Bảo đảm vừa duy trì sản xuất kinh doanh vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Ảnh minh họa

Chỉ thị nêu rõ dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận chỉ đạo về phòng, chống dịch COVID-19. Với sự vào cuộc tích cực của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tới nay dịch bệnh đã từng bước được kiểm soát và cơ bản được đẩy lùi.

Tại Hội nghị trực tuyến với các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, cơ quan Trung ương, các doanh nghiệp đã có phản ánh và kiến nghị về các khó khăn trong sản xuất kinh doanh: Nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, phải hủy nhiều đơn hàng sản xuất trong nước, thiếu hụt lao động phục vụ sản xuất, v.v...

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp với nguyên tắc sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Các doanh nghiệp với vai trò là chủ thể của quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh, phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thống nhất phương án sản xuất, lưu thông hàng hóa, đi lại và ăn ở của người lao động, phương án phải bảo đảm an toàn tuyệt đối phòng, chống dịch trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

2. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với trách nhiệm là cơ quan trực tiếp quản lý doanh nghiệp trên địa bàn, khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo phục hồi sản xuất, phân công nhiệm vụ cụ thể (có thể hình thành nhiều tổ công tác) để triển khai kế hoạch, thông qua phương án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, bảo đảm vừa duy trì sản xuất kinh doanh vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chủ động phối hợp với Bộ Y tế để phân bổ kịp thời vaccine tiêm phòng cho người lao động tại các doanh nghiệp; xem xét quyết định cho mở lại một số dịch vụ cần thiết để phục vụ đời sống người lao động; phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý và thống nhất phương án di chuyển của người lao động giữa các địa phương bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, tạo điều kiện thuận lợi khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là tại các địa phương dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

3. Bộ Y tế khẩn trương ban hành các quy định cụ thể về giãn cách, xét nghiệm trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; quy định về điều kiện sản xuất và cách thức xử lý khi phát hiện người lao động trong khu, cụm công nghiệp nhiễm COVID-19; quy định về biện pháp cách ly người tiếp xúc gần nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức phân bổ kịp thời vaccine cho các địa phương để tiêm phòng cho người lao động tại các doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận kịp thời nguồn cung cấp kit xét nghiệm để các doanh nghiệp chủ động về vật tư y tế trong kiểm soát phòng, chống dịch.

4. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn các địa phương bảo đảm lưu thông hàng hóa, phục vụ tốt cho quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm của các tập thể, cá nhân không thực hiện đúng các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lưu thông, vận tải hàng hóa.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế.

6. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia, lao động nước ngoài được nhập cảnh và thực hiện cách ly theo quy định của Bộ Y tế.

7. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, kịp thời hướng dẫn các chính sách, quy định về miễn giảm thuế, triển khai để ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng cho các doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.

Nguồn: baochinhphu.vn

Các tin khác

Sẵn sàng cho đại hội

Sẵn sàng cho đại hội

Ngày 28/05/2019, Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ diễn ra. Trước thềm đại hội, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Tuyết Loan , Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh, về công tác chuẩn bị đại hội. 
Ưu tiên sử dụng hàng Việt

Ưu tiên sử dụng hàng Việt

10 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ), Hậu Giang đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Thanh tra Chính phủ chính thức vào cuộc việc tăng giá điện

Thanh tra Chính phủ chính thức vào cuộc việc tăng giá điện

Thanh tra Chính phủ kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh mức giá bán điện, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện.
Khai mạc Ngày hội Tam nông và Sản phẩm làng nghề

Khai mạc Ngày hội Tam nông và Sản phẩm làng nghề

(HGO) - Chiều tối ngày 23-5, tại Công viên Xà No, thành phố Vị Thanh, Sở Công thương tỉnh tổ chức khai mạc Ngày hội Tam nông và Sản phẩm làng nghề (OCOP) Hậu Giang năm 2019. Tham dự ngày hội có ông Nguyễn Quốc Ca, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương trong và ngoài tỉnh.
Nỗ lực phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Nỗ lực phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Những ngày qua, tỉnh Hậu Giang đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng, chống dịch tả heo châu Phi. Nhiều biện pháp đang được tăng cường nhằm khống chế, không để mầm bệnh lan rộng.
Làm nông thời 4.0

Làm nông thời 4.0

Nhằm giảm công lao động, hạ giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, đồng thời bảo vệ sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng, cũng như bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhiều cách làm nông nghiệp thông minh, sử dụng công nghệ 4.0 ở Hậu Giang bước đầu đã mang lại những tín hiệu tích cực.

Sự kiện - Giới thiệu Doanh nghiệp