Logo
Banner

Công bố khung hướng dẫn Chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam

 

 
Công bố khung hướng dẫn Chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam

Khung hướng dẫn Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm 5 phần cơ bản: 1. Thực trạng và xu hướng phát triển; 2. Khung hướng dẫn chuyển đổi số, 3. Bộ giải pháp chuyển đổi số, 4. Khuyến nghị những kỹ năng số cần đào tạo cho nhân sự, và 5. Bộ tiêu chí đánh giá.

Khảo sát của Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) tại Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020 cho thấy 69% doanh nghiệp được khảo sát không biết chọn đối tác nào để triển khai chuyển đổi số, 72% không biết bắt đầu từ đâu, 92% không biết chuyển đổi số như thế nào.

Giữa năm 2021, VINASA đã thành lập hội đồng chuyên gia xây dựng khung hướng dẫn Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SME gồm 40 chuyên gia là lãnh đạo cao cấp lãnh đạo cao cấp các doanh nghiệp công nghệ đang dẫn đầu về Chuyển đổi số như MISA, SAPO, SSG, Bravo, FSI, An Vui, Nexttech, FPT, Viettel, VNPT, VCCorp, Hài Hòa, Getfly, VietISO, BASE, SmartLog, Savis, EzCloud…. Ông Lữ Thành Long, Phó Chủ tịch VINASA làm chủ tịch Hội đồng. 26 lĩnh vực đã được lựa chọn để xây dựng khung chuyển đổi số phù hợp nhất với SMEs của Việt Nam.

 
Công bố khung hướng dẫn Chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam - Ảnh 1.

Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho mỗi lĩnh vựa sẽ bao gồm 5 phần cơ bản:

1. Thực trạng và xu hướng phát triển

Đưa ra cái nhìn cái nhìn tổng thể về thực trạng, mô hình, loại hình doanh nghiệp trong từng lĩnh vực, và quan trọng hơn là đưa ra được những xu hướng phát triển của ngành đó trong thời gian tới.

2. Khung hướng dẫn chuyển đổi số

- Khung giải pháp cơ bản: Là các giải pháp và dịch vụ CĐS cơ bản, nền tảng hầu hết lĩnh vực nào cũng cần sử dụng như phần mềm Tài chính kế toán, Kinh doanh/Marketing, quản trị Nhân sự, quản lý điều hành nói chung. Khung được chia làm 3 cấp độ cho 3 quy mô doanh nghiệp: siêu nhỏ, nhỏ, và vừa.

- Khung Giải pháp chuyên dụng: Là các giải pháp chỉ ngành nghề/lĩnh vực SXKD của doanh nghiệp mới cần sử dụng, chẳng hạn Phần mềm bán hàng cho Lĩnh vực bán lẻ Bán lẻ; Phần mềm quản lý khách sạn cho Lĩnh vực Du lịch; Phần mềm quản lý sản xuất cho DN có nhà máy SX; PM quản lý & kiểm soát chất lượng cho Ngành chế biến thuỷ sản; Phần mềm thiết kế cho DN xây dựng… Bộ Giải pháp được chia làm 3 cấp độ:

Cấp độ 1: Sẵn sàng. Ở cấp độ này, các hoạt động thiết yếu như kinh doanh/bán hàng, sản xuất, cung cấp dịch vụ cho khách hàng đều sử dụng nền tảng/giải pháp số.

Cấp độ 2: Phát triển. Cấp độ này hướng đến ứng dụng CĐS giúp tự động hóa nâng cao năng suất, như Tự động hóa bán hàng và vận hành nội bộ, triển khai Mobile App cho khách hàng & nhân viên. Mọi Dữ liệu tập trung trên cloud để làm nền tảng cho cấp độ 3.

Cấp độ 3: Đột phá. Cấp độ này Sử dụng dữ liệu/Big Data, AI để phân tích dự báo kinh doanh, từ đó phát hiện thị trường mới, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới; giúp DN phát triển đột phá.

3. Bộ Giải pháp

Ứng với mỗi công cụ các doanh nghiệp SMEs cần trong các cấp độ chuyển đổi số, Hội đồng xây dựng một bộ giải pháp kèm theo. Đây cũng là cách để Hội đồng và VINASA tạo ra môi trường kết nối giữa các SMEs với đúng đơn vị tư vấn, cung cấp giải pháp, giúp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

4. Khuyến nghị kỹ năng số cần đào tạo

Chuyển đổi số thành công hay không thì con người vẫn là yếu tố quyết định. Vì vậy, những kỹ năng số cần được đào tạo cho các lãnh đạo, cán bộ nhân viên. Các nhân sự được phân loại theo yêu cầu hệ thống và theo trình độ để cần đào tạo. Ví dụ: nhân sự không phụ trách công nghệ thì kỹ năng nhận thức, về tháo tác; nhân sự cao cấp hơn cần biết sắp xếp dữ liệu một cách khoa học, còn nhân sự phụ trách công nghệ cần những công nghệ mới, mô hình phân tích dữ liệu, dự báo...

5. Bộ tiêu chí đánh giá

Đây là một số tiêu chí để các doanh nghiệp SMEs có thể tự đánh giá mức độ chuyển đổi số của mình.

Công bố khung hướng dẫn Chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam - Ảnh 2.

Ông Lữ Thành Long - Chủ tịch hội đồng chuyên gia xây dựng khung hướng dẫn Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SME.

Ông Lữ Thành Long, Phó Chủ tịch VINASA, Chủ tịch Hội đồng cho biết: "Hội đồng hướng đến mục tiêu tạo ra một bộ bản đồ chuyển đổi số bài bản, đầy đủ nhưng đơn giản từ phương pháp luận đến giải pháp cụ thể. Bản đồ mà một doanh nghiệp SMEs dù ở bất cứ quy mô nào, thuộc ngành nghề hoạt động gì cũng có thể xem và biết mình đang ở đâu? lộ trình chuyển đổi số của mình sẽ như thế nào? và cần chuẩn chuẩn bị hành trang gì? hành trang đấy ai cung cấp?"

"Quá trình chuyển đổi số vẫn còn là thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều quy trình vẫn chưa được tự động hóa, nhiều phương pháp làm việc thủ công vẫn được duy trì và các doanh nghiệp SMEs đang tập trung vào giải quyết sự kém hiệu quả của các cách làm cũ, họ chỉ mới đang bắt đầu tạo ra một kế hoạch chuyển đổi số và hành trình chuyển đổi số còn rất nhiều việc cần giải quyết", ông Cao Hoàng Anh - Phó Tổng Giám đốc FSI - thành viên hội đồng xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME cho biết. Đơn vị này cũng đem đến một giải pháp mang tên Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE tại buổi tọa đàm “Chuyển đổi SMEs - từ sống sót đế bứt phá” diễn ra ngày 3/12.

Tính đến tháng 12/2020, Việt Nam có hơn 811.000 doanh nghiệp. Doanh nghiệp SMEs chiếm tới 98,1% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp tới 45% GDP. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, qua các đợt đại dịch Covid-19 bùng phát, có trung bình 10.000 doanh nghiệp dừng hoạt động mỗi tháng, hầu hết trong số này cũng là các doanh nghiệp SME. Đây là một thành phần quan trọng nhưng lại dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế. Chuyển đổi số được xem làm một trong những giải pháp then chốt giúp SMEs từ sống sót đến bứt phá.

 

Đức Nam

Theo Nhịp sống kinh tế

Sự kiện - Giới thiệu Doanh nghiệp