Logo
Banner

F1 ở TPHCM đi làm bình thường, 80% lao động đã trở lại làm việc

Hơn 230.000 người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TPHCM đã đi làm trở lại. Doanh nghiệp không lo thiếu lao động dịp cuối năm sau khi TPHCM quy định cho F1 được đi làm bình thường.

F1 ở TPHCM đi làm bình thường, 80% lao động đã trở lại làm việc - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hơn 230.000 người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TPHCM đã đi làm trở lại. 

Thông tin từ Ban quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất (KCN - KCX) TPHCM cho biết, 1.355/1412 doanh nghiệp tại 17 KCN-KCX trên địa bàn đã hoạt động trở lại. Hơn 230.000 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (đạt tỉ lệ 80%) trong đó có nhiều doanh nghiệp đạt từ 95%- 100% số lao động trở lại nhà máy.

Đến nay, 271.000/288.000 lao động tại các KCN - KCX đã tiêm vaccine đủ 2 mũi và F0 đã khỏi bệnh (đạt tỉ lệ 94%). Công tác vừa đảm bảo hồi phục kinh tế vừa an toàn phòng chống dịch đang được các doanh nghiệp triển khai chặt chẽ.

Hầu hết các doanh nghiệp đã áp dụng phương thức sản xuất an toàn thay phương án "3 tại chỗ" nên chưa gặp nhiều khó khăn về tình trạng thiếu hụt lao động. Nhiều doanh nghiệp cũng đã chủ động tuyển dụng lao động, đưa lao động trở lại làm việc để mở rộng sản xuất các đơn hàng cuối năm.

F1 ở TPHCM đi làm bình thường, 80% lao động đã trở lại làm việc - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hầu hết người lao động tại các KCN - KCX đều đã được tiêm vaccine.

Thời gian qua, dù chịu tác động bởi dịch Covid-19 nhưng các KCN-KCX của thành phố vẫn thu hút đầu tư 437 triệu USD, đạt 80% so với kế hoạch (550 triệu USD). Sau thời gian giãn cách xã hội, một số nhà đầu tư FDI đã làm việc với Ban Quản lý để tìm hiểu quy trình đầu tư, đặt vấn đề thuê đất, đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp mới với quy mô vốn tương đối lớn, ngành nghề có hàm lượng khoa học công nghệ cao.

Trao đổi với PV Dân trí, đại diện một doanh nghiệp có hơn 1.000 lao động ở KCX Tân Thuận cho biết: "Khả năng phục hồi của doanh nghiệp đã vượt so với dự kiến. Đầu tháng 10, các doanh nghiệp rất lo lắng tình trạng thiếu hụt lao động, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, thiếu nguyên liệu, nhưng nay tình trạng này đã không quá nghiêm trọng. Dự kiến doanh nghiệp có thể bung 90% sức từ nay tới cuối năm".

F1 ở TPHCM đi làm bình thường, 80% lao động đã trở lại làm việc - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Theo nhiều doanh nghiệp, việc TPHCM chấp thuận cho F1 đi làm bình thường giúp doanh nghiệp không lo thiếu hụt nguồn lao động dịp cuối năm.

Đại diện doanh nghiệp trên cũng cho biết nhiều doanh nghiệp đồng thuận với phương án phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp trên địa bàn trong điều kiện bình thường mới vừa được TPHCM triển khai. Đặc biệt trong vấn đề xử lý F0, F1 tại các nhà máy, xí nghiệp.

"Hiện nay, F1 tại các cơ sở có hơn 80% lao động được đi làm bình thường, chỉ xét nghiệm vào ngày 3, ngày 7 và cho tới khi không phát hiện F0. Đây thực sự là giải pháp thiết thực, giúp doanh nghiệp không lo phải đóng cửa nhà máy như trước đây. Thực sự, nếu cứ có F0, F1 mà phải đóng cửa toàn bộ dây chuyển sản xuất thì doanh nghiệp sẽ khó khăn, không thể đáp ứng nổi nhu cầu hàng hóa dịp cuối năm", đại diện doanh nghiệp thông tin thêm.

4 bước xử lý F0 tại các nhà máy, doanh nghiệp 

Bước một, tạm thời cách ly F0 ở buồng cách ly hoặc khu vực cách ly và liên hệ ngay với cơ quan y tế địa phương để được hỗ trợ.

Bước hai, đánh giá tình trạng sức khỏe của F0. F0 có dấu hiệu suy hô hấp cần cho thở oxy và liên hệ chuyển F0 đến bệnh viện gần nhất. Nếu F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nhân viên y tế sẽ tư vấn và hướng dẫn ca nhiễm tự cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện).

Nếu không đủ điều kiện, F0 tự đề nghị địa điểm cách ly phù hợp (cơ sở cách ly của doanh nghiệp, cơ sở cách ly tập trung tại phường, xã, quận, huyện hoặc địa điểm cách ly có thu phí).

Bước ba, nhập thông tin F0 vào ứng dụng "Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh Covid-19", đối với đơn vị có cơ sở cách ly tập trung. Đơn vị không có cơ sở cách ly sẽ báo thông tin F0 về trung tâm y tế quận huyện nơi doanh nghiệp hoạt động.

Bước bốn, tạm ngưng hoạt động khu vực xảy ra F0 để vệ sinh khử khuẩn, xét nghiệm cho tất cả F1, điều tra xác định quy mô, tính chất ổ dịch để xử lý. F0 ở một dây chuyền thì xử lý quy mô dây chuyền, F0 ghi nhận từ 2 dây chuyền sản xuất trở lên trong cùng một phân xưởng thì xử lý trên quy mô toàn phân xưởng.

Trường hợp F0 ghi nhận từ 2 dây chuyền sản xuất trở lên nhưng ở các phân xưởng khác nhau và không có mối liên quan dịch tễ với nhau, chỉ xử lý trên quy mô từng dây chuyền. F0 từ 2 dây chuyền trở lên ở các phân xưởng khác nhau và có mối liên hệ dịch tễ cần xử lý trên quy mô toàn cơ sở sản xuất.

Khi theo dõi F1, nếu cơ sở sản xuất có hơn 80% lao động tiêm chủng đầy đủ, tất cả F1 được làm việc, xét nghiệm lại vào ngày 3, ngày 7 và tiếp tục mỗi ngày cho đến khi không phát hiện F0; khai báo sức khỏe mỗi ngày và xét nghiệm khi có triệu chứng; hạn chế giao tiếp bên ngoài cho đến khi hết thời gian theo dõi.

Trường hợp cơ sở sản xuất có dưới 80% lao động tiêm chủng đầy đủ, F1 chưa được tiêm vaccine đầy đủ phải cách ly tại nhà 14 ngày (nếu đủ điều kiện); F1 đã tiêm đủ vaccine được tiếp tục làm việc và xét nghiệm như ở cơ sở sản xuất có hơn 80% lao động tiêm chủng đầy đủ.

 Nguồn: Báo Dân trí - tin, ảnh: Xuân Hinh

Các tin khác

Khoảng 70 cán bộ được bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế

Khoảng 70 cán bộ được bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế

(HG) - Sáng ngày 3-7, Sở Công thương tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2019 cho khoảng 70 đại biểu là đại diện lãnh đạo và công chức, viên chức chuyên môn các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; phòng kinh tế, kinh tế và hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố, cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
Sẽ xem xét cho hộ vay gia hạn nợ

Sẽ xem xét cho hộ vay gia hạn nợ

Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh Hậu Giang đã thực hiện nhiều chương trình cho vay đối với hộ nghèo, hộ chính sách làm ăn và đã phát huy hiệu quả nguồn vốn. Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang, ông Nguyễn Thanh Triều (ảnh), Giám đốc NHCSXH Chi nhánh Hậu Giang, cho biết:
Nâng cao vị thế mãng cầu Hậu Giang

Nâng cao vị thế mãng cầu Hậu Giang

Đến nay, dự án Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Mãng cầu Hậu Giang” đã kết thúc. Dự án đã mang nhiều lợi ích cho nông dân trồng mãng cầu xiêm trên địa bàn tỉnh vì được bảo hộ nhãn hiệu độc quyền của sản phẩm làm ra.
Phát huy tiềm năng cây ăn trái chủ lực

Phát huy tiềm năng cây ăn trái chủ lực

Huyện Long Mỹ đang phát huy tiềm năng của địa phương đối với các mặt hàng nông sản chủ lực, trong đó có việc xây dựng nhãn hiệu và phát triển thương hiệu bưởi da xanh VietGAP.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: “Nông sản dễ tổn thương nhất khi có xáo trộn, đối đầu trên thế giới”

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: “Nông sản dễ tổn thương nhất khi có xáo trộn, đối đầu trên thế giới”

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, Hội nhập là một lựa chọn không thể đảo ngược của nước ta, nhất là khi chúng ta đã ký kết 13 hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định với các tiêu chuẩn cao như CPTPP và EVFTA. Thế nhưng, bức tranh Hội nhập không phải là màu hồng do những nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan. Trong đó, nông sản thường là hàng hóa dễ tổn thương nhất khi có xáo trộn, đối đầu trên thế giới.
CPTPP: “Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt”

CPTPP: “Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt”

Sáng nay (2/7), tại khách sạn Quân đội, Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công Thương, Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt cùng phối hợp tổ chức hội thảo “CPTPP: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt”.

 
   

Sự kiện - Giới thiệu Doanh nghiệp