Logo
Banner

Gần 340.000 tỷ đồng hỗ trợ tài khoá, tiền tệ phục hồi kinh tế

Tổng quy mô hỗ trợ kinh tế từ tài khóa là 291.000 tỷ đồng, tiền tệ khoảng 46.000 tỷ đồng.

Sáng 4/1, tại kỳ họp Quốc hội bất thường, Chính phủ trình dự thảo Nghị quyết chính sách tài khoá, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội.

Thừa uỷ quyền Chính phủ đọc tờ trình, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, quy mô thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế trong 2 năm tới (2022 - 2023) gần 340.000 tỷ đồng.

nghìn tỷ đồngMục tiêu chi hỗ trợ tài khoá, tiền tệ cho phục hồi kinh tế(2022 - 2023)Đầu tư y tế phòngchống dịchAn sinh xã hội việclàmDoanh nghiệp hợptác xã hộ kinh doanhHạ tầngKhác0255075100125VnExpressDoanh nghiệp hợp tác xã hộ kinh doanh● Số tiền: 110

Về chi tiết, chương trình sẽ chi 60.000 tỷ đồng cho mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh; 53.150 tỷ đồng cho bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ việc làm ; 110.000 tỷ cho hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh và 113.850 tỷ đồng sẽ được dùng để phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Chương trình cũng huy động từ các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước khoảng 10.000 tỷ đồng.

Giải pháp tài khoá với tổng quy mô 291.000 tỷ đồng, gồm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách thông qua tăng bội chi 240.000 tỷ đồng; tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách năm 2021 hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động 6.600 tỷ đồng; gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho doanh nghiệp năm 2022 là 6.000 tỷ đồng và phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh cho Ngân hàng chính sách xã hội là 38.400 tỷ đồng...

Chính sách tiền tệ khoảng 46.000 tỷ đồng sẽ tập trung giải pháp để điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ lãi suất, tiếp tục tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5-1% trong 2 năm; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất...

Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Hoàng Phong
 

Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Hoàng Phong

Ông Nguyễn Chí Dũng cho rằng, chương trình lần này có quy mô đủ lớn, tác động cả phía cung và phía cầu và sẽ xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ, tránh lãng phí nguồn lực. Chương trình với những giải pháp được thiết kế có khả năng hấp thụ nhanh, dễ thực hiện, kiểm tra và giám sát sẽ tạo động lực tăng trưởng mới, tăng năng suất cạnh tranh, tính tự chủ nền kinh tế trong trung, dài hạn.

Ngoài ra, chương trình này cũng sẽ giúp khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, thúc đẩy các động lực tăng trưởng với mục tiêu bình quân 6,5 - 7% một năm trong 5 năm tới.

Thẩm tra tờ trình Chính phủ sau đó, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho rằng, Chính phủ cần làm rõ hơn quy mô của các chính sách hỗ trợ.

Ngoài ra, cơ quan thẩm tra còn đề nghị đánh giá tác động đầy đủ, nhiều chiều của việc thực hiện các chính sách nêu trên đến tăng trưởng kinh tế, cân đối vĩ mô, lạm phát, nợ xấu... Chẳng hạn, phân tích rõ hơn về nhận định "tốc độ tăng trưởng GDP tăng thêm khoảng 2,9% năm 2022 và 0,2% năm 2023" có phải so với chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mà Quốc hội thông qua tại Nghị quyết phát triển kinh tế, xã hội hàng năm hay không.

Cơ quan thẩm tra cũng muốn rõ hơn tác động tới lạm phát, nợ xấu của các chính sách này. "Cần tính toán kỹ dư địa chính sách trong thời gian triển khai chương trình và trong cả giai đoạn 2021-2025 để làm rõ khả năng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an ninh tài chính quốc gia", ông Thanh lưu ý.

Để có nguồn lực thực hiện chương trình tổng thể phục hồi kinh tế, xã hội, Chính phủ trình Quốc hội tăng bội chi ngân sách, với tổng số tiền 240.000 tỷ đồng trong 2 năm (2022 - 2023).

Trong đó, mức bội chi năm 2022 dự kiến tăng lên 5,08% GDP, tức tăng 1,1% GDP so với dự toán ngân sách 2022 đã được Quốc hội thông qua. Số tiền ước tăng khoảng 102.800 tỷ đồng.

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước bình quân giai đoạn 2021-2025 có thể cao hơn 25%; tổng mức vay, trả nợ của ngân sách Trung ương có thể cao hơn kế hoạch tài chính 5 năm đã được Quốc hội phê duyệt và kỳ hạn trái phiếu Chính phủ bình quân thấp hơn 9 năm.

Ngân sách Nhà nước có thể vay các nguồn tài chính hợp pháp khác phù hợp và hoàn trả khi có nguồn, ví dụ nguồn từ kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước hàng năm. Bộ Tài chính phát hành trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước.

Tăng hạn mức bảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu phát hành trong nước của Ngân hàng Chính sách Xã hội tối đa 38.400 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề xuất các khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho phòng, chống dịch được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản được đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp là tiền mặt hoặc hiện vật hỗ trợ.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Hoàng Phong

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Hoàng Phong

Trước đề xuất này của Chính phủ, ông Vũ Hồng Thanh cho biết, phần lớn các ý kiến của Uỷ ban Kinh tế khi thẩm tra cho rằng, huy động xã hội hóa trong giai đoạn tới chưa được đánh giá kỹ lưỡng. Chưa kể, việc tính toán chi phí thực tế được khấu trừ có nhiều rủi ro như giá kit test xét nghiệm hoặc giá trị tài trợ thông qua vật tư, thiết bị y tế bị đẩy giá lên cao thời gian vừa qua... Do đó, Uỷ ban Kinh tế đề nghị thực hiện theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong khi đó, cũng có ý kiến việc cho phép loại trừ chi phí ủng hộ phòng, chống Covid-19 và không tính thuế thu nhập doanh nghiệp khoản chi này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức tiếp tục ủng hộ, huy động thêm nguồn lực chống dịch. Vì thế, các ý kiến này đồng tình với đề xuất của Chính phủ, nhưng chỉ những khoản hỗ trợ bằng tiền mới được loại trừ, không tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cũng theo ông Thanh, cơ quan thẩm tra đề nghị cân nhắc quy mô, liều lượng của việc miễn, giảm thuế. Bởi, những biện pháp hỗ trợ thông qua thuế sẽ có tác dụng ngay đến doanh nghiệp và người dân.

Nhiều ý kiến đề nghị tăng thuế với giao dịch chứng khoán, bất động sản, lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số hoặc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng.

Chiều nay Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết này.

Nguồn: Vnexpress - Tin,ảnh: Anh Minh

Các tin khác

Giá điện, xăng tăng liên tục nhưng CPI vẫn thấp nhất 3 năm qua

Giá điện, xăng tăng liên tục nhưng CPI vẫn thấp nhất 3 năm qua

Theo báo cáo tình hình công nghiệp – thương mại cả nước 4 tháng đầu năm 2019 mà văn phòng Bộ Công thương vừa gửi báo giới chiều nay (8-5) thì mặc dù giá điện, giá xăng tăng cao nhưng mức tăng chỉ số CPI bình quân lại ở mức “thấp nhất trong 3 năm gần đây”.
Buổi gặp mặt giữa Lãnh đạo tỉnh và Hiệp hội doanh nghiệp Hậu Giang

Buổi gặp mặt giữa Lãnh đạo tỉnh và Hiệp hội doanh nghiệp Hậu Giang

Hiệp hội doanh nghiệp là cầu nối giữa lãnh đạo tỉnh kịp thời tham mưu đề xuất tháo gỡ cho doanh nghiệp khó khăn trong quá trình hoạt động. Hiệp hội còn là kênh phản biện góp ý đối với các chính sách của chính quyền và phải nổ lực đồng hành cùng doanh nghiệp, lắng nghe những phản ánh ý kiến của doanh nghiệp đề xuất lãnh đạo tỉnh giải quyết, là cầu nối tìm kiếm thị trường xúc tiến thương mại những sản phẩm trong tỉnh nhất là các sản phẩm nông sản trong tỉnh.

Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày 11/3/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009.
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh bầu Ban chấp hành mới

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh bầu Ban chấp hành mới

(HG) - Chiều ngày 7-3, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi họp về kiện toàn Ban chấp hành hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang.
Nhiều định hướng xây dựng nông sản Hậu Giang trên nền tảng logistics

Nhiều định hướng xây dựng nông sản Hậu Giang trên nền tảng logistics

Ký kết 11 bản ghi nhớ hợp tác xây dựng chuỗi giá trị nông sản
(HG) - Sáng ngày 12-12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Diễn đàn kinh tế xanh 2018 với chủ đề: “Hậu Giang xây dựng chuỗi giá trị nông sản, định hướng thị trường trên nền tảng logistics”.
Đột phá từ HTX nông nghiệp kiểu mới

Đột phá từ HTX nông nghiệp kiểu mới

ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu nông sản chủ lực của cả nước, tuy nhiên, gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan… khiến nông nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng. Thay đổi mô hình sản xuất nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách đặt ra; để làm được điều này cần phát huy mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới.

Sự kiện - Giới thiệu Doanh nghiệp