Logo
Banner

Những hình ảnh khó quên của “Mekong delta marathon” Hậu Giang 2020

Giải marathon quốc tế “Mekong delta marathon” Hậu Giang 2020 lần thứ hai đã khép lại. Năm nay, giải chạy có nhiều điều “đặc biệt” với những sự thay đổi so với mùa giải đầu tiên. Tuy ngày chạy chính thức chỉ diễn ra chưa đầy một ngày nhưng công sức chuẩn bị là rất lớn.

Không dừng lại ở ý nghĩa về chống biến đổi khí hậu, kêu gọi cùng hành động vì một môi trường đáng sống cho đồng bằng sông Cửu Long, giải còn nhân văn khi kêu gọi đóng góp vì miền Trung và tạo một nơi để chia sẻ, gắn kết mọi người với nhau.

Mời độc giả cùng xem lại những hình ảnh cảm xúc và khó quên tại giải.

Rạng sáng ngày 8-11, hơn 7.100 vận động viên đến từ nhiều nơi trên mọi miền đất nước đã cùng có mặt tại Quảng trường Hòa Bình, thành phố Vị Thanh để chờ xuất phát thi đấu. Từ 4 giờ sáng, cự ly 42km đã xuất phát, sau đó là các cự ly 21km lúc 5 giờ, 10km lúc 6 giờ 30 phút và 5km lúc 7 giờ 15 phút.

Do số lượng vận động viên khá đông, đặc biệt ở cự ly 5km có trên 4.000 runner xuất phát cùng lúc, nên Ban tổ chức luôn thực hiện nghiêm ngặt việc bố trí đội công an dẫn đường, kiểm soát tình hình an ninh trật tự ở các tuyến đường để giúp giải diễn ra an toàn, chu đáo.

Ở các cự ly 42km và 21km qua nhiều ấp của huyện Vị Thủy và thành phố Vị Thanhh, người dân nơi đây chào đón nhiệt tình, tạo ấn tượng đẹp với vận động viên. Do không có cầu nên đoạn chạy xã Vĩnh Thuận Tây (huyện Vị Thủy)- xã Hỏa Lựu (thành phố Vị Thanh) được kết phà làm cầu.

Vì ngập nước nên đoạn đường qua huyện Vị Thủy của cự ly 21km được khắc phục bằng cách chất bao cát cho vận động viên chạy.

Vận động viên Bùi Thế Anh chạy về đích sau chưa đầy 3 tiếng đồng hồ,  xô đổ kỷ lục của vận động viên Lê Tấn Hi năm 2019.

Một nhóm vận động viên với phong cách “rất miền Tây” thể hiện sự hân hoan, vui mừng khi hoàn thành cự ly 21km.

Một vận động viên đường chạy 21km cố gắng về đích với sự hỗ trợ của gậy do chân bị thương.

Nhiều vận động viên sau đường chạy dài 21km và 42km đã kiệt sức, bị chuột rút, căng cơ, lực lượng y tế chăm sóc kịp thời để giúp hồi phục sức khỏe.

Năm nay, có nhiều vận động viên nhí tham gia thi đấu ở cự ly 5km và các em đều hoàn thành theo thời gian quy định của Ban Tổ chức.

Ban tổ chức đã bố trí riêng từng làn đường về đích để tránh gây ảnh hưởng thành tích. Kỷ niệm chương được trao ở một khu vực riêng để đảm bảo vận động viên có thể lưu giữ lại một hình ảnh đẹp nhất khi tham gia tại giải.

Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, trao cúp, bảng tượng trưng tiền thưởng cho các vận động viên nhất, nhì, ba cự ly 42km. Khép lại giải chạy marthon lần hai tổ chức tại Hậu Giang.

Những số liệu, mốc thời gian đáng nhớ

Giải năm nay thu hút 7.154 VĐV tranh tài, tăng 2.947 VĐV so với năm 2019.

- Ban đầu giải lên kế hoạch diễn ra vào 18 và 19-4, nhưng phải lùi thời gian tổ chức do ảnh hưởng của Covid-19. Sau đó, giải được xác định diễn ra ngày 29 và 30-8. Tuy nhiên lại lùi và ấn định tổ chức vào ngày 7 và 8-11.

- VĐV Bùi Thế Anh đã về nhất cự ly 42km nam hệ mở rộng với thành tích 2 giờ 37 phút 42 giây; ở nội dung nữ cự ly 42km, VĐV Hứa Thanh Giang giành ngôi vô địch với thành tích 3 giờ 30 phút 35 giây. Đây cũng là hai kỷ lục của giải ở cự ly 42km, mỗi vận động viên được thưởng 50 triệu đồng thành tích phá kỷ lục.

- Những chiếc huy chương danh giá được Ban tổ chức thiết kế riêng cho mỗi cung đường. Đồng thời, trao hơn 7.000 kỷ niệm chương cho tất cả VĐV tham gia giải. Trong khi năm trước, ở cự ly 5km, chỉ có 50 VĐV hoàn thành đường chạy đầu tiên mới nhận được kỷ niệm chương.

- Ban tổ chức mang đến sự thú vị cho các runner với bộ sưu tập áo mang nhiều màu sắc khác biệt tượng trưng từng cự ly. Với 5km và 10km, các runner sẽ nhận được những chiếc áo thun mang sắc xanh. Cự ly 21km, 42km, runner sở hữu chiếc áo chạy với sắc cam đỏ và tím làm chủ đạo.

Bà Thái Thu Xương, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang, trao giải cho 2 vận động viên phá kỷ lục 42km.

 

Vận động viên về nhất ở các cự ly

* 5km

- Giải chính thức:

Nam: Nguyễn Ngọc Thanh Hoàng; Nữ: Hồ Thị Thảo My

- Giải dành cho cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh:

Nam: Phạm Hồng Tiễn (huyện Long Mỹ); Nữ: Nguyễn Thùy Ngân (Công an tỉnh)

* 10km

- Giải chính thức:

Nam: Trương Hồng Hữu, Nữ: Nguyễn Thị Thanh Tân

- Giải dành cho cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh:

Nam: Trần Văn Chí Linh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh); Nữ: Nguyễn Thị Mỹ Xuyên (huyện Long Mỹ)

* 21km:

- Giải chính thức:

Nam: Lý Phi Hải, Nữ: Nguyễn Thị Minh Hiền

- Giải dành cho cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh:

Nam: Ngô Việt Toàn (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh); Nữ: Nguyễn Thị Hương Giang (thành phố Vị Thanh)

* 42km:

- Giải chính thức:

Nam: Bùi Thế Anh; Nữ: Hứa Thanh Giang

- Giải dành cho cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh:

Nam: Nguyễn Tiến Trình (thành phố Vị Thanh); Nữ: Nguyễn Hương (thành phố Vị Thanh)

 

Nguồn: NHÓM PHÓNG VIÊN Báo Hậu Giang thực hiện

Các tin khác

Khoảng 70 cán bộ được bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế

Khoảng 70 cán bộ được bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế

(HG) - Sáng ngày 3-7, Sở Công thương tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2019 cho khoảng 70 đại biểu là đại diện lãnh đạo và công chức, viên chức chuyên môn các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; phòng kinh tế, kinh tế và hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố, cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
Sẽ xem xét cho hộ vay gia hạn nợ

Sẽ xem xét cho hộ vay gia hạn nợ

Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh Hậu Giang đã thực hiện nhiều chương trình cho vay đối với hộ nghèo, hộ chính sách làm ăn và đã phát huy hiệu quả nguồn vốn. Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang, ông Nguyễn Thanh Triều (ảnh), Giám đốc NHCSXH Chi nhánh Hậu Giang, cho biết:
Nâng cao vị thế mãng cầu Hậu Giang

Nâng cao vị thế mãng cầu Hậu Giang

Đến nay, dự án Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Mãng cầu Hậu Giang” đã kết thúc. Dự án đã mang nhiều lợi ích cho nông dân trồng mãng cầu xiêm trên địa bàn tỉnh vì được bảo hộ nhãn hiệu độc quyền của sản phẩm làm ra.
Phát huy tiềm năng cây ăn trái chủ lực

Phát huy tiềm năng cây ăn trái chủ lực

Huyện Long Mỹ đang phát huy tiềm năng của địa phương đối với các mặt hàng nông sản chủ lực, trong đó có việc xây dựng nhãn hiệu và phát triển thương hiệu bưởi da xanh VietGAP.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: “Nông sản dễ tổn thương nhất khi có xáo trộn, đối đầu trên thế giới”

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: “Nông sản dễ tổn thương nhất khi có xáo trộn, đối đầu trên thế giới”

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, Hội nhập là một lựa chọn không thể đảo ngược của nước ta, nhất là khi chúng ta đã ký kết 13 hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định với các tiêu chuẩn cao như CPTPP và EVFTA. Thế nhưng, bức tranh Hội nhập không phải là màu hồng do những nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan. Trong đó, nông sản thường là hàng hóa dễ tổn thương nhất khi có xáo trộn, đối đầu trên thế giới.
CPTPP: “Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt”

CPTPP: “Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt”

Sáng nay (2/7), tại khách sạn Quân đội, Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công Thương, Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt cùng phối hợp tổ chức hội thảo “CPTPP: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt”.

 
   

Sự kiện - Giới thiệu Doanh nghiệp